Gà Bị Bệnh Sưng Phù Đầu Do Đâu? Cách Để Chữa Trị Hiệu Quả?

Gà bị bệnh sưng phù đầu không còn quá xa lạ gì với bà con chăn nuôi. Tuy nhiên, nhiều người không có kinh nghiệm sẽ nghĩ rằng có thể do gà bị muỗi đốt hoặc gà bị tác động bên ngoài khiến cho đầu bị sưng. Nhưng thực chất đây là dấu hiệu cho thấy gà đang bị mắc bệnh. Nếu không tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gà, thậm chí gà có thể bị tử vong.

Bệnh sưng phù đầu ở gà là bệnh gì?

Sưng phù đầu ở gà còn được gọi với cái tên khác như sổ mũi truyền nhiễm, viêm xoang truyền nhiễm,… Là căn bệnh cấp tính do vi khuẩn Haemophilus Paragallinarum gây nên và có khả năng lây lan nhanh, chỉ cần khoảng 1 đến 2 ngày là đã có thể bị nhiễm bệnh. Tuần tuổi thứ 4 là lúc bệnh bắt đầu xuất hiện và gà càng lớn tuổi sẽ càng dễ bị mắc bệnh.

Tìm hiểu về tình trạng sưng phù đầu trên gà
Tìm hiểu về tình trạng sưng phù đầu trên gà

Triệu chứng của gà mắc bệnh sưng phù đầu

Khi chăm sóc gà hàng ngày nếu người chăn nuôi quan sát và để ý kỹ sẽ thấy những dấu hiệu bất thường trên gà, việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình chữa trị đạt hiệu quả và không lây lan sang những con khác. Một số biểu hiện của sưng phù đầu thường thấy trên gà như:

  • Gà thường xuyên ủ rũ, ăn ít lại hoặc bỏ ăn.
  • Gà khó thở và thở ra tiếng khò khè, thường phải rướn cổ lên cao để thở.
  • Mặt gà sưng và có thể sưng cả đầu.
  • Xuất hiện dịch viêm chảy ra ở mũi và tai, vón thành cục mủ màu trắng.
  • Hai bên mũi gà phình to hơn nhiều lần so với bình thường.

Xem thêm: Gà Bị Bệnh ORT: Cẩm Nang Hướng Dẫn Cách Điều Trị Hiệu Quả

Gà bị bệnh sưng phù đầu ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển của gà?

Sưng phù đầu có khả năng lây lan vô cùng nhanh ngay cả trong không khí khi gà tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc lây gián tiếp qua chất thải, đồ ăn chung.

  • Tỷ lệ chết khi gà nhiễm bệnh chỉ khoảng 10% đến 15%, tuy nhiên khả năng lây bệnh cao lên đến 80%. Nếu không điều trị kịp thời gà sẽ bị giảm sức đề kháng và yếu dần đi, thậm chí trường hợp nặng gây ra tử vong.
  • Đối với những con gà chiến thì cần có sức khỏe tốt, sự dẻo dai và khả năng chiến đấu. Nếu chúng mắc phải bệnh sưng phù đầu sẽ làm giảm khả năng chiến đấu và thời gian để phục hồi lại là vô cùng lâu.
  • Gà mắc bệnh sưng phù đầu sẽ trở nên bị thụ động, kém hoạt bát, thường chỉ ủ rũ đứng im một chỗ chứ không chạy nhảy như bình thường.
Sưng phù đầu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của gà
Sưng phù đầu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của gà

Nguyên nhân khiến cho gà bị sưng phù đầu

Nguyên nhân chính làm cho gà mắc bệnh sưng phù đầu là do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum. Khi gà bị nhiễm bệnh chúng có thể làm lây lan sang các cá thể khác qua các con đường như:

  • Môi trường chuồng trại không được vệ sinh, gà bị bệnh thải phân ra khiến những con gà khỏe mạnh bị lây nhiễm.
  • Nhốt chung những con gà bệnh và gà khỏe khiến bị lây nhiễm khi hô hấp.
  • Những con gà bị bệnh chảy dịch viêm từ mũi và miệng xuống thức ăn. Gà khỏe ăn chung máng ăn sẽ bị mắc sưng phù đầu.
  • Đối với gà chọi có thể bị lây nhiễm trong quá trình thi đấu với đối thủ bị mắc bệnh.

Các phương pháp điều trị cho gà bị bệnh sưng phù đầu

Theo kiến thức đá gà, do sưng phù đầu có khả năng lây nhiễm nhanh và dễ trở thành một ổ dịch nên người nuôi cần nhanh chóng đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. Khi phát hiện cá thể mắc bệnh cần ngay lập tức cách ly ra khỏi đàn, khử khuẩn chuồng nuôi và các dụng cụ chăn nuôi. Sau đó sử dụng một số loại thuốc chống vi khuẩn cho gà như sau:

Điều trị gà mắc bệnh sưng phù đầu
Điều trị gà mắc bệnh sưng phù đầu
  • Vi khuẩn Haemophilus gallinarum bị nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh, do đó người nuôi có thể lựa chọn tiêm cho gà các loại thuốc như: Streptomycin, Ampicillin, Tylosin, Neomycin, Kanamycin, Spiramycin,…
  • Có thể lựa chọn tiêm Norfloxilin cho gà trong khoảng 5 ngày liên tục, chú ý tiêm dưới da và thường xuyên theo dõi các biểu hiện của gà.
  • Sử dụng Terra – Colivit cho gà uống theo liều lượng 2g/ lít nước, thực hiện cho gà uống hàng ngày và kéo dài liên tục 5 ngày.
  • Nếu gà có những chuyển biến tốt thì dừng tiêm kháng sinh sau 5 ngày, bổ sung men Navet-Biozym giúp gà nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
  • Chú ý không nên áp dụng cách om bóp và vào nghệ cho gà đá trong quá trình sử dụng thuốc trị bệnh.

Phương pháp phòng ngừa sưng phù đầu ở gà

Sưng phù đầu gây đến nhiều ảnh hưởng xấu cho gà nên người chăn nuôi cần có những biện pháp phòng tránh phù hợp. Một số cách để phòng bệnh sưng phù đầu ở gà như sau:

Một số biện pháp phòng ngừa sưng phù đầu ở gà
Một số biện pháp phòng ngừa sưng phù đầu ở gà
  • Khi gà có biểu hiện bị nhiễm bệnh cần cách ly ngay lập tức để hạn chế khả năng lây lan sang những con gà khỏe mạnh.
  • Thực hiện vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi thường xuyên, phun thuốc Benkocid hoặc Navetkon-S khoảng 2 lần/ tuần nhằm tiêu diệt các mầm bệnh trong môi trường.
  • Khi nuôi đàn gà mới cần kiểm tra sức khỏe, nên thực hiện cách ly khoảng tháng trước khi cho nhập đàn. Để đạt hiệu quả cao nhất thì nên áp dụng phương pháp cùng vào cùng ra.
  • Khi gà khỏi bệnh thì trong cơ thể đã có khả năng miễn dịch nhưng vẫn chứa mầm bệnh và khả năng lây lan tăng cao hơn, do đó nên hạn chế nhốt chung với đàn cũ để tránh khả năng lây bệnh.
  • Ở độ tuổi gà đang còn phát triển và chưa dễ nhiễm bệnh (khoảng 1 đến 4 tuần) thì nên tiêm vaccine phòng bệnh cho gà.

Kết luận

Qua bài viết của đá gà Sv388 chắc hẳn bạn đã có thể thấy tỷ lệ gà bị bệnh sưng phù đầu chết là tương đối thấp nhưng chúng lại có khả năng lây lan vô cùng nhanh. Vì vậy, người chăn nuôi cần kịp thời phát hiện và đưa ra cách điều trị càng sớm càng tốt nhằm tránh những tổn thất về kinh tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *